MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM ĐIỆN

  • Mục đích công tác thí nghiệm điện

      – Do các thiết bị trên lưới điện ngoài trời hay trong các nhà máy xí nghiệp luôn mang điện liên tục nên cách điện bị già hóa, chất lượng vật liệu điện bị giảm theo thời gian. Để nắm được thực trạng chất lượng các thiết bị này >> công tác thí nghiệm phải được thực hiện liên tục.

      – Đối với nhà máy, xí nghiệp:  Cần có kế hoạch cắt điện để thí nghiệm định kỳ, phát hiện được những thiết bị chất lượng giảm để từ đó có kế hoạch trùng tu hay đại tu phần điện nhà máy.

  >> Lưới điện vận hành liên tục >> tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

      – Khi chuẩn bị đưa một thiết bị mới hoặc một trạm mới vào vận hành trên lưới truyền tải, công tác thí nghiệm vô cùng quan trọng, bởi nó xác định chất lượng của công trình và thiết bị được đưa vào là tốt, đảm bảo được đưa vào vận hành trên lưới truyền tải.
>> Mục đích của công tác thí nghiệm là kiểm tra đánh giá chất lượng của các thiết bị điện trong công trình và phát hiện các sai sót trước khi đưa các thiết bị này vào vận hành. 

  • Ý nghĩa công tác thí nghiệm 

      –  Là cơ sở có tính pháp lý khẳng định công trình (dự án) đã sẵn sàng đưa vào sử dụng vận hành. VD: Khi muốn đóng điện một trạm biến áp điều kiền cần là phải có biên bản bản thí nghiệm các thiết bị điện đạt yêu cầu kỹ thuật của bên thí nghiệm điện (có thể các trung tâm thí nghiệm, các công ty có chức năng).
      – Công tác thí nghiệm điện là gì? là công việc đánh giá và đưa ra kết luận cuối cùng của một công trình về phần điện. Công tác thí nghiệm Điện bao gồm các công tác sau:
           – Đánh giá thiết bị, phát hiện những hư hỏng.    
           – Kiểm tra sự hoạt động của thiết bị trong tổng thể công trình 
           – Đưa ra những kết luận cuối cùng của công trình về mặt điện
      – Công tác đánh giá chất lượng :
           – Đánh giá thiết bị :
               + sử dụng các thiết bị thí nghiệm chuyên dụng tiến hành đo đạc lấy số liệu của từng thiết bị. 
               + sử dụng các thiết bị thử nghiệm thử khả năng chịu đựng của thiết bị theo tiêu chẩn (VD: khả năng chịu đựng điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp…).
               + so sánh các số liệu đo được giữa các thiết bị cùng loại, giữa các pha với nhau trong máy biến áp và  với các tiêu chuẩn có tính pháp lý( TCVN, IEC, EVN, nhà sx…) để đánh giá thiết bị điện.
           – Kiểm tra sự hoạt động của thiết bị :
                + Dựa vào các thiết kế có tính pháp lý để kiểm tra  sự hoạt động của từng thiết bị có đúng với thiết kế.
             + Trên cơ sở kiểm tra này phát hiện những điểm sai trong quá trình thi công cũng như điều bất hợp lý trong thiết kế. 

  • Kết luận: Công tác thí nghiệm điện

– Dựa vào công tác đánh giá chất lượng thiết bị và kiểm tra hoạt động của từng thiết bị đưa ra kết luận chung về công trình.