Thử nghiệm xung phát hiện hư hỏng cách điện giữa các vòng trong cuộn dây của động cơ; Hiện nay, không có thử nghiệm hoặc cách nào khác để xác định xem loại sự cố cách điện này có tồn tại hay không. Thử nghiệm xung sẽ đặt xung dòng điện cao áp cho cuộn dây sử dụng thời gian tăng nhanh, điều này sẽ tạo ra – thông qua Định luật Lenz – chênh lệch điện áp giữa các vòng dây liền kề trong cuộn dây. Nếu lớp cách điện giữa hai vòng dây bị hỏng hoặc suy yếu và nếu chênh lệch điện áp giữa các dây đủ lớn, nó sẽ tạo ra hồ quang giữa các dây. Bạn có thể phát hiện hồ quang bằng cách quan sát sự thay đổi của dạng sóng xung.
Thử nghiệm xung được thực hiện với một bộ tạo xung và máy hiện sóng để quan sát dạng sóng xung đang diễn ra. Dạng sóng xung là biểu thị của điện áp hiện diện trên các dây dẫn thử nghiệm của máy phân tích trong quá trình thử nghiệm. Dấu hiệu của sự cố giữa các vòng dây là dạng sóng thử nghiệm sẽ dịch chuyển sang trái và/hoặc giảm biên độ khi điện áp thử nghiệm tăng lên.
Như đã đề cập ở trên, các xung dòng điện cao rất ngắn được đặt vào cuộn dây trong quá trình thử nghiệm xung để tạo ra sự chênh lệch điện áp (hoặc điện thế) trên chiều dài của dây trong cuộn dây. Độ chênh lệch này tạo ra ứng suất điện áp tức thời giữa các vòng dây.
Cuộn dây sẽ phản hồi với xung bằng dạng sóng hình sin kiểu rung chuông hoặc tắt dần. Mỗi cuộn dây có kiểu chuông hoặc kiểu sóng đặc trưng riêng, có thể được hiển thị trên màn hình thử nghiệm như hình bên dưới:
Hình 16. Dạng sóng kiểu chuông từ thử nghiệm xung
Dạng sóng quan sát được trong quá trình thử nghiệm xung liên quan trực tiếp đến độ tự cảm của cuộn dây (Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến dạng sóng, nhưng độ tự cảm là yếu tố chính). Cuộn dây trở thành một trong hai phần tử trong cái được gọi là “Tank circuit”, là mạch loại LC được tạo thành từ độ tự cảm của cuộn dây (L) và điện dung bên trong của máy phân tích xung (C).
Độ tự cảm của một cuộn dây về cơ bản được cấu thành bởi số vòng dây trong cuộn dây và kiểu lõi từ mà nó được đặt vào. Tần số của dạng sóng được xác định theo công thức:
Công thức này ngụ ý rằng khi độ tự cảm giảm, tần số sẽ tăng.
Thử nghiệm xung có thể phát hiện lỗi giữa các vòng dây do lớp cách điện yếu. Nếu hiệu điện thế lớn hơn độ bền điện môi của lớp cách điện các vòng dây, thì một hoặc nhiều vòng dây có thể bị ngắn mạch. Kết quả là số vòng dây trong cuộn dây giảm. Ít vòng dây làm việc hơn làm giảm độ tự cảm của cuộn dây và tăng tần số của kiểu chuông.
Điện áp hoặc biên độ của dạng sóng xung cũng giảm do giảm độ tự cảm của cuộn dây bị ngắn mạch giữa các vòng. Công thức sau đây xác định điện áp (trong đó dòng điện (i) thay đổi theo thời gian (t):
Khi cách điện giữa các vòng yếu, kết quả là sinh ra hồ quang năng lượng thấp và thay đổi độ tự cảm. Khi điều này xảy ra, dạng sóng trở nên không ổn định; nó có thể dịch chuyển nhanh chóng sang trái và phải, và trở lại vị trí ban đầu.
Việc giảm độ tự cảm xảy ra do sự cố ngắn mạch vòng dây, sự cố pha-pha, kết nối sai hoặc hở mạch. Thử nghiệm xung cũng thực hiện thử nghiệm một phần ở vách cách điện khi có dây nối đất đến khung máy.
Thử nghiệm xung thường được sử dụng để kiểm tra cách điện các vòng dây của cuộn dây hoặc cuộn dây đơn. Thử nghiệm xung cũng được sử dụng để so sánh cuộn dây mới với cuộn dây tiêu chuẩn để đảm bảo chúng phù hợp.
Theo IEEE 1415-2016: Thử nghiệm xung là một thử nghiệm dựa trên trở kháng, tần số cao được sử dụng để kiểm tra cách điện của các vòng dây và động cơ. Để tránh hư hỏng cách điện có thể xảy ra, đảm bảo điện áp thử nghiệm tối đa nằm trong khuyến nghị của IEEE Std 522 hoặc OEM. Thiết bị thử nghiệm xung gửi một xung dốc (dV/dt) đến máy điện. Xung dốc này lan truyền với tốc độ hữu hạn qua các vòng của cuộn dây và tạo ra sự chênh lệch điện áp từ vòng dây này sang vòng khác. Biên độ xung cao hơn là kết quả của điện áp giữa các vòng dây cao hơn. Thử nghiệm nên bắt đầu ở biên độ điện áp thấp. Thiết bị gửi các xung có biên độ tăng và năng lượng nhỏ vào cuộn dây, tạo ra điện áp tăng ở giữa các vòng. Nếu cuộn dây trải qua quá trình phóng điện giữa các vòng dây, thì xung không truyền hoàn toàn qua cuộn dây mà nhảy qua ít nhất một vòng, làm giảm phần điện cảm của cuộn dây đối với cộng hưởng. Nếu đồ thị xung trên thiết bị di chuyển sang trái, thì điểm yếu bên trong cuộn dây đã được tìm thấy và dự đoán có hư hỏng xảy ra trong động cơ. Thử nghiệm có thể được thực hiện trên các cuộn dây riêng lẻ, so sánh giữa các cuộn dây hoặc cuộn dây hoàn chỉnh. Khi thử nghiệm một máy đã lắp ráp, vị trí rôto có thể ảnh hưởng đến quá trình thử nghiệm và cho kết quả sai.
Một màn hình thử nghiệm xung hoàn chỉnh được cung cấp dưới đây để tham khảo:
Hình 17. Ví dụ về kết quả thử nghiệm xung
Đối với mỗi một cuộn dây được thử nghiệm, kiểm tra màn hình để biết dạng sóng được tạo ra trong mỗi thử nghiệm. Nếu có hai đường ổn định, thì cuộn dây là tốt. Nếu bạn thấy bất cứ điều gì khác ngoài các đồ thị tốt, có thể có lỗi. Tham khảo phần “Xác định sự cố” bên dưới để biết giải thích về dạng sóng cho biết cuộn dây tốt hoặc không tốt. Hãy nhớ rằng việc xác định lỗi thường là kết quả của kinh nghiệm.
Ví dụ: So sánh với Master Coil
Đôi khi một nhà sản xuất có thể muốn thử nghiệm theo một tiêu chuẩn. Trong tình huống như vậy, một cuộn dây tiêu chuẩn đã chọn sẽ được thử nghiệm xung, kết quả được lưu trong bộ nhớ và sau đó chúng được gọi lại trên màn hình. Tất cả các cuộn dây chưa biết sẽ được kiểm tra và so sánh với dạng sóng của cuộn dây tiêu chuẩn. Thử nghiệm tiêu chuẩn cho thấy khả năng chịu được điện áp thử nghiệm tối thiểu của cuộn dây và bạn có thể so sánh dạng sóng đặc trưng với dạng sóng đơn của tiêu chuẩn.
Nếu một lỗi tồn tại trong một động cơ, dạng sóng trên màn hình sẽ giảm biên độ và sẽ xảy ra sự dịch chuyển rõ rệt sang bên trái, biểu thị sự gia tăng tần số (giảm độ tự cảm). Khi độ tự cảm giảm thì tần số của dạng sóng sẽ tăng theo công thức trên. Hình dưới đây minh họa điều này. Kiểu lỗi này thể hiện sự cố ngắn mạch giữa các vòng dây.
Hình 18. Dạng sóng cuộn dây tốt (trái) và không tốt (phải)
Nếu bất kỳ dạng sóng nào trở nên bất thường và/hoặc chập chờn trong quá trình thử nghiệm, thì hiện tượng ngắn mạch hoặc hồ quang không liên tục có thể xảy ra trong các cuộn dây dưới ứng suất điện áp. Âm thanh nghe được thường đi kèm với hồ quang. Có thể lưu trữ dạng sóng của hồ quang để tham khảo nếu bạn có thể giải phóng thử nghiệm hoặc đóng băng dạng sóng tại thời điểm khi dạng sóng xuất hiện bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự cố (ví dụ: giảm biên độ và tăng tần số hoặc chuyển sang bên trái).
LƯU Ý: Nếu cả ba phép so sánh dạng sóng trong thử nghiệm xung cho thấy có sự tách biệt đáng kể khi thử nghiệm cuộn dây ba pha, thì động cơ bị ngắn mạch pha với pha.
Động cơ phải chịu quá độ năng lượng cao, điện áp cao trong quá trình vận hành. Các xung nhất thời này có thể làm hỏng lớp cách điện trong động cơ và nếu có đủ thời gian, nó sẽ gây ra hỏng hóc nghiêm trọng cho động cơ. Quá độ năng lượng cao, điện áp cao thường được gây ra bởi:
- Dòng khởi động động cơ kết hợp với độ nảy tiếp xúc trong MCC.
- Sét đánh vào hệ thống điện.
- Biến tần trong quá trình quá độ.
- Xung đường dây do động cơ hoặc máy biến áp bị sự cố ở những nơi khác trong hệ thống điện.
Một trong những chức năng chính của thiết bị thử nghiệm là mô phỏng các điện áp quá độ trong thực tế mà động cơ có thể gặp phải mà không có năng lượng cao điển hình của các điện áp quá độ. Những xung như vậy là một yếu tố lão hóa đáng kể đối với cách vòng dây của động cơ điện.
Thật kỳ lạ, một trong những nguồn chính tạo ra quá độ năng lượng cao là MCC, một thiết bị được cho là để bảo vệ động cơ. Khi các tiếp điểm của MCC đóng trong khi khởi động, chúng sẽ thường bị nảy; điều này có nghĩa là dòng khởi động cao đang được tạo ra và ngắt nhiều lần. Kết quả của việc này là làm gián đoạn dòng điện, phát triển một xung điện áp cảm ứng dội ngược lại. Dòng điện khởi động lớn cùng với độ tự cảm cao của động cơ điện là những thứ khiến điện áp dội ngược này tăng vọt với năng lượng cao.
Sét đánh thường đánh vào hệ thống điện hoặc lưới điện. Mặc dù đã có rất nhiều phương pháp để bảo vệ lưới điện khỏi tác hại của sét, nhưng điện áp cao quá độ do sét đánh vẫn có thể ảnh hư tới động cơ.
Bộ biến đổi tốc độ quay hoặc bộ truyền động điều chế độ rộng xung dựa trên việc chuyển đổi dòng điện rất nhanh theo cách sao cho động cơ chạy ở tốc độ đặt trước. Việc chuyển đổi dòng điện, kết hợp với thực tế rõ là động cơ là một cuộn cảm, dẫn đến các thiết bị điện tử điều khiển động cơ tạo ra các quá độ tốc độ cao. Những quá độ này tác động lên động cơ, nơi chúng có thể từ từ làm suy giảm lớp cách điện trong cuộn dây của động cơ.
Năng lượng được lưu trữ trong một động cơ hoặc máy biến áp phải tiêu tan khi động cơ hoặc máy biến áp đó ngắt kết nối khỏi hệ thống điện của nó. Thông thường, các xung điện áp thoáng qua lớn được tạo ra khi năng lượng này được giải phóng trên hệ thống điện. Những xung như vậy có thể dễ dàng làm hỏng động cơ, đặc biệt nếu động cơ có lớp cách điện yếu.
Phóng điện cục bộ (PD) là một hiện tượng xảy ra trong quá trình vận hành của động cơ. Nó như một thử nghiệm để chẩn đoán tình trạng cách điện. PD xảy ra cục bộ giữa các dây dẫn do sự cố điện môi gây ra bởi ứng suất điện áp cao không làm chập hoàn toàn hai dây dẫn. Những phóng điện này, khi đủ nghiêm trọng, có thể tạo ra ánh sáng nhìn thấy liên tục được gọi là vầng quang, trong khi những sự cố ít nghiêm trọng hơn có thể gây ra phóng điện cục bộ nhỏ hơn không nhìn thấy được. Các dòng điện nhỏ hơn này đáng lo ngại ở các động cơ điện áp cao và động cơ điện áp thấp được điều khiển bởi các bộ biến tần có tần số thay đổi do quá độ khởi động và xu hướng của các bộ biến tần này tạo ra quá điện áp lớn trong quá trình chuyển mạch gây ứng suất cho lớp cách điện giữa các cuộn dây.
PD có thể xảy ra ở nhiều vị trí như khoảng trống chứa khí trong lớp cách điện, trên bề mặt của lớp cách điện do nhiễm bẩn và giữa vách cách điện và cuộn dây. Các khoảng trống có thể được gây ra bởi việc ngâm tẩm cách điện cuộn dây không đúng cách, nhiễm bẩn bề mặt hoặc có thể xảy ra theo thời gian do ứng suất điện áp cao liên tục phá vỡ vật liệu cách điện.
Do chênh lệch điện áp cao xảy ra trên các khu vực này, khí/vật liệu có thể bị ion hóa và tạo hồ quang, tiếp tục gây ứng suất cho lớp cách điện và gây ra thiệt hại lớn hơn; kết quả cuối cùng là cầu hoàn toàn cuộn dây, dẫn đến hỏng động cơ. Phóng điện giữa vách cách điện và cuộn dây có thể xảy ra do cách điện cuộn dây kém hoặc nguyên nhân bên ngoài như nhiễm bẩn làm suy yếu đặc tính điện môi giữa cuộn dây và vách cách điện.
Khi PD xảy ra trong cuộn dây, sẽ phát ra sóng điện từ tần số cao vào cả khí quyển và trên dạng sóng điện áp phản xạ trong bộ phát hiện xung. Những sóng này sau đó có thể được thu thập và trích xuất từ dạng sóng điện áp sơ cấp để suy ra sự hiện diện của phóng điện dọc theo cuộn dây. Có nhiều phương pháp để nhận thông tin này, bao gồm RF, siêu âm, biến dòng cao tần (HFCT),…
PD là hiện tượng mà mức điện áp được phát hiện vượt quá mức điện áp được chỉ định (ngưỡng PD, được xác định bằng mV). Khi các sự kiện PD được phát hiện vượt quá số lượng chỉ định, một xung PD được cho là đang xảy ra.
Các sơ đồ phát hiện PD dựa trên IEC- 61934 để cung cấp các tiêu chuẩn cho việc phát hiện và truyền đạt mức độ nghiêm trọng của phóng điện cục bộ. Các kế hoạch sử dụng bốn phép đo chính:
- Điện áp khởi tạo phóng điện cục bộ (PDIV)
- Điện áp khởi tạo phóng điện cục bộ lặp lại (RPDIV)
- Điện áp kết thúc phóng điện cục bộ lặp lại (RPDEV)
- Điện áp kết thúc phóng điện cục bộ (PDEV)
Các phép đo khác cung cấp thông tin hữu ích về cường độ và mức độ nghiêm trọng của các lần phóng điện bao gồm số lượng sự kiện hoặc số lần phóng điện trên mỗi xung và biên độ của các lần phóng điện xảy ra.
PD signal – Tín hiệu PD – một tín hiệu phát ra từ tần số cao được trích xuất từ dạng sóng xung.
PD event – Sự kiện PD – khi tín hiệu PD vượt qua ngưỡng điện áp (được xác định bằng mV và được người dùng cài đặt).
PD Pulse – Xung PD – khi các sự kiện PD được phát hiện vượt quá số lượng giá trị sự kiện.
[1] Phần mềm đếm số sự kiện PD trong mỗi xung đột biến. Khi các sự kiện PD được phát hiện vượt quá số lượng giá trị sự kiện đã đặt trước, PD được cho là đang xảy ra.
[2] Đầu tiên, thiết bị phát hiện mức điện áp – nơi mà xuất hiện các xung PD đầu tiên. Điểm đó gọi là PDIV.
[3] Tại điểm mà hơn 50% xung surge có xung PD, phần mềm sẽ ghi lại mức điện áp đột biến hiện tại là RPDIV.
[4] Tại điểm có ít hơn 50% xung surge có xung PD, phần mềm ghi lại mức điện áp đột biến hiện tại là RPDEV.
[5] Khi điện áp tiếp tục giảm xuống, phần mềm sẽ liên tục ghi lại mức điện áp xung hiện tại mà xung PD được phát hiện. Giá trị được ghi cuối cùng được lưu dưới dạng PDEV (điện áp thấp nhất mà tại đó thiết bị nhìn thấy xung PD).
[6] PD thường được nhìn thấy trong đỉnh đầu tiên của xung đột biến, nhưng cũng có thể được nhìn thấy trong đỉnh thứ hai nếu các sự kiện PD vượt quá giá trị PDIV.
PHỤ LỤC A – TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
- Tiêu chuẩn EASA AR100-1998 Thực hành được khuyến nghị để sửa chữa máy điện quay
- IEC 60034-1 (1999-08) Phiên bản hợp nhất, Máy điện quay Phần I: Đánh giá & Hiệu suất Ed. 10.2
- IEEE 43-2000 Khuyến nghị thực hành để kiểm tra điện trở cách điện của máy quay
- Hướng dẫn IEEE 95-1977 về Bảo trì Cách điện cho Máy quay AC Lớn
- Quy trình kiểm tra IEEE 112-1991 đối với động cơ cảm ứng nhiều pha và máy phát điện
- Hướng dẫn IEEE 113-1985 về Quy trình Kiểm tra Máy DC
- Quy trình kiểm tra IEEE 115-1983 cho máy đồng bộ
- IEEE 429-1972 Đánh giá hệ thống cách điện kín cho máy điện xoay chiều sử dụng cuộn dây Stator dạng quấn
- IEEE 432-1992 Hướng dẫn bảo trì cách điện cho máy điện quay (5 mã lực đến dưới 10.000 mã lực)
- IEEE 434-1973 Hướng dẫn đánh giá chức năng của hệ thống cách điện cho máy điện áp cao lớn
- IEEE 522-1992 Hướng dẫn kiểm tra cách điện xoay chiều trên cuộn dây Stator dạng quấn cho máy điện xoay chiều dòng điện xoay chiều
- IEEE 1415-2006 Hướng dẫn kiểm tra bảo dưỡng máy cảm ứng và phân tích lỗi
- IEC 61934 cho PD và IEEE 927 (cho PD)
Tiêu chuẩn EMC tham chiếu Tiêu chuẩn an toàn tham chiếu
Chỉ thị EMC 2004/108/EC EN 61010-1:2001 Phiên bản thứ hai
IEC 61000-6-2, Phiên bản thứ hai: 2005
IEC 61000-6-4, Phiên bản thứ hai: 2006
CISPR 11:2004
EN 61000-3-2:2006
EN 61000-3-3:
PHỤ LỤC B – ĐIỆN ÁP THỬ NGHIỆM MỘT CHIỀU VÀ XUNG
Điện áp thử nghiệm được đề xuất
SKF có một tiêu chuẩn được khuyến nghị (xem bảng) về điện áp thử nghiệm cho các thử nghiệm DC và thử nghiệm xung được tiến hành trên động cơ, máy phát điện hoặc máy biến áp. Tiêu chuẩn đó gấp đôi điện áp dây AC cộng với 1.000 vôn.
Điện áp thử nghiệm này phù hợp với NEMA MG-1, IEEE 95-1977 (đối với điện áp thử nghiệm lớn hơn 5.000 vôn) và IEEE 43-2000 (điện áp thử nghiệm dưới 5.000 vôn).
Xem các tiêu chuẩn khác trong các bảng bên dưới để so sánh các điện áp thử nghiệm được đề xuất của IEEE 95, EASA DC-HiPot, IEEE 522, IEC 34-15 và các điện áp thử nghiệm được đề xuất của SKF.
LƯU Ý: Các bảng liệt kê các công thức tính toán điện áp để có thể áp dụng vào bất kỳ động cơ nào.
Bảng 6. Công thức tính điện áp
Điện áp dây | Trên mỗi đơn vị | Điện áp tối thiểu,
U dây x 1.25 x 1.7 |
Điện áp tối đa,
U dây x 1.5 x 1.7 |
480 | 392 | 1020 | 1224 |
575 | 469 | 1222 | 1466 |
600 | 490 | 1275 | 1530 |
2300 | 1878 | 4888 | 5865 |
4160 | 3397 | 8840 | 10608 |
6900 | 5634 | 14663 | 17595 |
13800 | 11268 | 29325 | 35190 |
Bảng 7. Tiêu chuẩn khuyến nghị của SKF
LƯU Ý: Sử dụng giá trị “Điện áp đỉnh” hiển thị trên màn hình để có được điện áp thử nghiệm phù hợp.
IEEE 95-1977
Bảng 7. EASA DC-HiPot
Bảng 8. Thử nghiệm xung IEEE 52
Bảng 9. IEC 34-15
PHỤ LỤC C – CÁC LỖI CUỘN DÂY ĐIỂN HÌNH
Do có nhiều loại động cơ và các thông số thử nghiệm của chúng, hãy luôn tham khảo nhà sản xuất động cơ và các tiêu chuẩn đã công bố để biết mức điện áp thích hợp và giới hạn chấp nhận.
Các mẫu sóng cơ bản được sử dụng để xác định lỗi
Có một số mẫu sóng cơ bản (đối với động cơ lắp ráp, hãy tham khảo “Rotor Loading”):
❶ Đồ thị ổn định, tốt – cho thấy tính toàn vẹn của cách điện giữa các vòng dây và giữa các pha với nhau.
❷ Không ổn định và tách biệt – cho thấy lỗi hoặc điểm yếu trong cuộn dây hoặc cách điện giữa các pha.
❸ Hở mạch – cho biết pha bị hở mạch hoặc các dây dẫn thử nghiệm chưa kết nối.
❹ Pha chạm đất.
❺ Các đồ thị dạng sóng tách biệt – cho biết ngắn mạch giữa các vòng dây hoặc giữa các pha (nếu rôto không được đặt).
Các cuộn dây động cơ được coi là tốt nếu cả ba mẫu sóng của các pha đều giống nhau và vẫn ổn định đến điện áp thử nghiệm được chỉ định.
Để xác định các lỗi ban đầu của cuộn dây, hãy tham khảo các ví dụ về mô hình sóng sau đây. Đây là những mẫu sóng điển hình của stato cảm ứng ba pha. Chúng cung cấp một tài liệu tham khảo để xác định một mô hình sóng đặc trưng với một loại lỗi.
LƯU Ý: Thực tế sẽ có sự thay đổi so với các dạng sóng này. Đừng coi những dạng sóng này là tuyệt đối. Do có nhiều loại cuộn dây động cơ và kết nối tồn tại, mỗi cuộn dây sẽ có dạng sóng đặc trưng của riêng nó.
Hình 18. Đồ thị ổn định, tốt
Hình 19: Ngắn mạch hồ quang giữa các vòng dây
Trong dạng sóng này, các đồ thị hiển thị không ổn định, ngắn mạch gián đoạn trong các cuộn dây. Chú ý rằng nó bị dịch chuyển sang bên trái của đường nét đứt.
Khi hở mạch xuất hiện trong pha thử nghiệm, một mô hình giống như đường dốc trượt tuyết sẽ được nhìn thấy. Điều này là do mất tính liên tục trong cuộn dây được thử nghiệm. Nếu chỉ hở mạch một pha, các dạng sóng bình thường sẽ xuất hiện ở các pha khác. Mô hình này cũng được nhìn thấy khi không có gì được kết nối với dây dẫn thử nghiệm Surge.
Hình 20. Hở mạch
Nếu tồn tại sự cố đoản mạch với đất, phép thử Meg-ohm hoặc HiPot sẽ phát hiện ra nó. Nó cũng có thể được phát hiện khi thử nghiệm xung. Mô hình sóng sẽ xuất hiện dưới dạng một đường tương đối bằng phẳng. Ví dụ dưới đây minh họa một pha nối đất.
Hình 21. Ngắn mạch chạm đất
Hình 22: Ngắn mạch giữa các vòng dây
Dạng sóng ở trên biểu thị ngắn mạch trong động cơ không có rôto.
- Kiến thức về tất cả các dạng sóng là không cần thiết khi kiểm tra bảo trì. Điều quan trọng hơn là tìm kiếm dạng sóng ổn định, đồng nhất cho đến điện áp thử nghiệm được chỉ định.
- Dây thử nghiệm nên được kiểm tra xem có bị đứt không bằng cách nắm chặt kẹp bằng một tay trong khi tay kia kéo dây. Dây dẫn bị hỏng sẽ giãn ra còn dây dẫn tốt thì không.
- Khi có dấu hiệu hở mạch, hãy kiểm tra các kết nối giữa cả ba dây dẫn thử nghiệm và cuộn dây đang được thử nghiệm.
- Ngoài ra, hãy kiểm tra các dây dẫn thử nghiệm hở mạch. Dây đo nên được kiểm tra hàng tuần để đảm bảo không bị đứt.
- Thử nghiệm cơ bản có thể được tiến hành để xác định dung sai đạt/ không đạt của thử nghiệm DC thích hợp. Thử nghiệm bảo trì nên được thực hiện bằng cách sử dụng các quy trình được duy trì nhất quán từ thử nghiệm này sang thử nghiệm khác.
- Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, các động cơ không đạt yêu cầu kiểm tra nên được xem xét để bảo dưỡng hoặc thay thế.
Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu ra của máy phân tích
Đôi khi, toàn bộ đầu ra của thiết bị có thể thấp hơn điện áp đầu ra định mức tối đa. Điều này xảy ra trên các động cơ có trở kháng thấp hoặc vượt quá khả năng của máy phân tích.
Ví dụ, công suất của động cơ có thể quá cao. Trong trường hợp này, máy phân tích 12.000V chỉ có thể bơm 4000V khi điện áp đầu ra được đặt ở giữa mức tối thiểu và tối đa. Tại điểm giữa này, 6000V được mong đợi. Sau đó, máy phân tích có thể chỉ cung cấp đầu ra tối đa là 7000V khi dự kiến là 12.000V.
Thử nghiệm được coi là thành công nếu có thể đạt được mức điện áp thử nghiệm mong muốn. Đối với ví dụ trên, nếu động cơ có công suất 3000 mã lực và vận hành ở điện áp 2300V, điện áp thử nghiệm phù hợp sẽ là 2*2300V + 1000V = 5600V. Kích thước của động cơ có thể giới hạn đầu ra của máy phân tích ở mức thấp hơn định mức của nó.
Các cuộn dây liền kề – chẳng hạn như cuộn dây khởi động, cuộn dây một phần, cuộn dây điện áp cao hoặc điện áp thấp – nên được nối với nhau (và trong nhiều trường hợp được nối đất) trong khi thực hiện thử nghiệm. Quy trình này có thể loại bỏ các kết quả kiểm tra không chính xác do ghép nối cảm ứng gây ra.
Bảng 11. Các vấn đề và ảnh hưởng chung của thử nghiệm
Yếu tố | Ảnh hưởng |
Động cơ lớn hơn kích thước tối đa được khuyến nghị để thử nghiệm | Điện dung và độ tự cảm của cuộn dây động cơ có thể tải xuống đầu ra của máy phân tích. Đầu ra điện áp giảm xuống dưới mức đầu ra tối đa, điều này có thể làm hỏng máy phân tích nếu thử nghiệm được áp dụng trong thời gian dài.
Lưu ý: Thử nghiệm được coi là thành công nếu đạt được điện áp thử nghiệm 2E + 1000V. |
Động cơ chưa tháo cáp cấp nguồn | Điện dung của cáp cấp nguồn cho động cơ ảnh hưởng tới điện áp tối đa của thử nghiệm theo công thức sau:
Thiết bị có thể không tạo được điện áp thử nghiệm mong muốn. Người ta quan sát thấy rằng động cơ càng gần với kích thước động cơ tối đa được khuyến nghị để kiểm tra, thì cáp nguồn phải càng ngắn. Nếu động cơ rất nhỏ so với động cơ tối đa được khuyến nghị để kiểm tra, thì máy phân tích có thể có đủ năng lượng để có thể kiểm tra cáp cấp nguồn dài hơn, cũng như cuộn dây của động cơ. |
Động cơ công suất cao ở điện áp vận hành thấp | Đặc điểm của những động cơ này là trở kháng của cuộn dây thấp, yêu cầu năng lượng đầu ra của máy phân tích cao để kiểm tra đột biến cuộn dây. Nếu đầu ra của máy phân tích không đủ để kiểm tra động cơ, thì có thể cần có tùy chọn bộ nguồn. |
Động cơ đã gắn Rotor | Với sự hiện diện của rôto – giống như thứ cấp của máy biến áp, thiết bị cần nhiều hơn năng lượng để thử nghiệm. |